CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO NHÂN LỰC NGÀNH LOGISTICS 

TỪ NAY ĐẾN NĂM 2030

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ và của toàn nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam là một trong bốn quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn để phát triển cả cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics. Hoạt động logistics kết nối chặt chẽ và ngày càng hiệu quả thể hiện ở thời gian giao nhận, tốc độ thông quan, độ sẵn sàng trong giao hàng ngày càng yêu cầu một hệ thống nguồn nhân lực có trình độ cao và chất lượng nhằm đáp ứng một cuộc đua trong logistics nói chung và logistics cho hệ thống thương mại điện tử nói riêng.

Với tiềm năng Việt nam, theo các kết quả dự báo của Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, đến năm 2030, ngành logistics nước ta cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực, cũng như có nhu cầu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ. Bài viết đề cập đến cơ hội việc làm cho nguồn nhân lực ngành logistics trong thời gian tới trên cơ sở thực trạng nguồn nhân lực ngành logistics và đề xuất một số giải pháp để nhân lực ngành logistics thích ứng với sự phát triển và hợp tác quốc tế sâu rộng. 

Logistics được Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh giá là ngành xương sống của nền kinh tế, góp phần vào quá trình sản xuất, phân phối và lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ và thúc đẩy quá trình tạo ra của cải cho xã hội.

Ngày nay, Logistics không những đóng góp vào việc cải thiện các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế, mà còn thể hiện vai trò quan trọng của mình trong mọi ngành kinh tế, giúp tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế vi mô. Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng cho thấy Logistics là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Logistics là gì?

Logistics là một phần của Chuỗi cung ứng với nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát lưu lượng và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ hiệu quả, đồng thời nắm bắt các thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sự linh hoạt của Logistics góp phần quan trọng cho việc đưa hàng hóa đi toàn cầu. (Council of Supply Chain Management Professionals) 

Logistics là một phần của quy trình chuỗi cung ứng nhằm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy và lưu trữ hiệu quả, hiệu quả của hàng hoá, dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hội đồng quản lý logistics – Hoa Kỳ

Logistics là các hoạt động cần thiết cho việc di chuyển và xử lý hàng hoá và vật liệu, từ đầu vào đến sản xuất đến người tiêu dùng và xử lý chất thải. Nó bao gồm các dòng chảy ngược liên quan như trả lại sản phẩm, thiết kế và tái chế. Một số hoạt động hậu cần chính là vận chuyển, lưu kho, mua sắm, quản lý hàng tồn kho và đóng gói. Cục kinh tế vận tải  – Úc

Nguồn nhân lực là gì?

Nguồn nhân lực chính là một trong những nguồn lực hữu hình, ảnh hưởng đến chiến lược quản trị của doanh nghiệp. Nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh, đóng vai trò quan trọng trong thành công của một công ty. [6]

Theo Liên Hợp quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. [6]

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động. [1]

  1. Logistics ở Việt Nam

Dịch vụ logistics không chỉ góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập mạng lưới vận chuyển hiệu quả, kết nối thương mại trong nước với các thị trường quốc tế. Điều này cho thấy sự cải thiện đáng kể của ngành Logistics Việt Nam trong nỗ lực phát triển và hội nhập kinh tế trong khu vực cũng như toàn cầu.

Quá trình tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như khu vực. Việc Việt Nam chủ động tích cực tham gia các tổ chức kinh tế lớn như Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC), Hiệp định quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, và một loạt các Hiệp định thương mại tự do với các nước hay nhóm các nước đã rộng mở cánh cửa cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các chuỗi cung ứng thế giới.

Việt Nam đã trở thành mô hình kiểu mẫu cho các nước đang phát triển với phương thức gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu khi bước đầu tập trung tham gia vào một khâu trong chuỗi và sau đó nâng cao tiềm năng và vị thế khi từng bước leo cao hơn trong chuỗi giá trị đó. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn với các tập đoàn lớn trên thế giới đến từ Hoa kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Châu Âu…Việc cải thiện nền tảng Logistics đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các yếu tố kinh tế Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng.

3. Cơ hội nghề nghiệp trong ngành Logistics 

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Logistics, hiện Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp logistics đều có quy mô vừa và nhỏ với 89% là doanh nghiệp của Việt Nam, 10% doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề ngành logistics (LIRC) khảo sát nhu cầu tuyển dụng nhân sử gần 100 doanh nghiệp (Doanh nghiệp dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất) kết quả cho thấy nhu cầu về số lượng, vị trí cần tuyển dụng như sau:

Nhìn vào đồ thị trên đã chứng minh rằng nguồn nhân lực đang khan hiếm về mặt số lượng và cả chất lượng. Kết quả dự báo nhu cầu nhân lực logistics.

Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Đây chính là một cơ hội cực kỳ lớn cho các bạn trẻ có niềm đam mê với Logistics, các bạn hãy không ngừng học hỏi và phát triển bản thân thì không chỉ tìm việc mà khả năng thăng tiến phát triển trong ngành luôn luôn rộng mở. Những vị trí cơ hội nhân sự ngành Logistics:

+ Nhân viên kinh doanh Logistics

+ Nhân viên chứng từ

+ Nhân viên cảng

+ Nhân viên thanh toán quốc tế

+ Nhân viên hiện trường logistics

+ Nhân viên hải quan

+ Nhân viên xuất nhập khẩu

Logistics nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung là một trong những ngành đang dần trở thành xu hướng toàn cầu. Việc nắm bắt và trau dồi các kiến thức về chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ là một chiếc vé giúp bạn vững bước trên con đường sự nghiệp của mình nhất là trong bối cảnh sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu đang hướng đến Việt Nam như hiện nay.

Theo khảo sát của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhân lực của các công ty Logistic tại Việt Nam chủ yếu được đào tạo trực tiếp thông qua công việc hàng ngày, tiếp đến là các lao động tham gia các khóa đào tạo trong nước, và có một số ít nhân lực trực tiếp học tập ở nước ngoài.

Có thể thấy nhân lực ngành logistic được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp vẫn còn ít so với tốc độ phát triển của ngành. Về những vị trí cơ bản, nhân sự có thể làm việc trong ngành logistic là không ít tuy nhiên đối với những vị trí đòi hỏi chuyên môn sâu, có thể đảm nhận những vị trí quan trọng thì lại khá khó.

Một báo cáo năm 2019 của tổ chức Australian Aid cũng chỉ ra rằng, mặc dù các doanh nghiệp đang ngày càng quan tâm và sẵn lòng chi trả nhiều hơn cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết quả đạt được vẫn còn rất khiêm tốn. Trong đó, 37,1% doanh nghiệp tập trung vào việc tự đào tạo, 29,9% doanh nghiệp cử nhân viên đào tạo ngắn hạn dưới 4 tuần, 3,1% doanh nghiệp cử nhân viên đi học thạc sỹ trong nước và chỉ có 1% cử nhân viên đi học nước ngoài. Điều này cho thấy tầm quan trọng trong việc đào tạo nhân lực logistics cho hệ thống doanh nghiệp tại Việt nam .

Kết quả dự báo của VLI, đến năm 2030, ngành logistics VN cần bổ sung 2,2 triệu nhân lực; nhu cầu khoảng 200.000 nhân lực logistics chất lượng cao có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn, có kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ. 

(Nguồn VLI-Vneconomy.vn)

Cũng theo kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu và tư vấn công nghiệp Việt Nam, có từ 60% – 80% các doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng năng lực của đội ngũ nhân lực logistics, bao gồm cả nhân lực trực tiếp và cán bộ quản lý chỉ ở mức trung bình thấp.

  1. Đề xuất một số giải pháp 

Đối với nhà trường:

Trên cơ sở các vị trí việc làm mà doanh nghiệp hiện nay đang có nhu cầu tuyển dụng lao động ở mức cao làm cơ sở cho việc xây dựng đề án mở mã ngành đào tạo cho phù hợp tránh lãng phí chi phí đào tạo.

Đào tạo và đánh giá người học dựa trên năng lực thực hiện theo mô hình ASSURE

Hình 1. Mô hình ASSURE [4]

Xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo chú ý đến các yêu cầu mà doanh nghiệp đặt ra với người học về kỹ năng, kiến thức, thái độ giúp người học có khả năng thích ứng nhanh với công việc.

Đối với doanh nghiệp:

Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự cho từng vị trí việc làm về số lượng và chất lượng cụ thể (Bảng mô tả vị trí việc làm)

Doanh nghiệp chủ động hợp tác với các nhà trường trong việc đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cung cấp kế hoạch tuyển dụng, các yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cho các vị trí công việc cụ thể. 

Doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động của nhà trường như: tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghề, góp ý và xây dựng chương trình đào tạo tại doanh nghiệp, tham gia giảng dạy thực tế cho sinh viên, đánh giá chất lượng sinh viên,… tạo điều kiện sinh viên thực tập thực tiễn tại doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

 Nhân lực ngành logistics rất tiền năng, cơ hội rất lớn cho người lao động đã, đang và sẽ theo học ngành này. Tuy nhiên, thực tế là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của ngành vẫn đang thiếu hụt nghiêm trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về chất lượng trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực logistics ngày càng cần nâng cao. Đặc biệt nguồn lao động có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, đàm phán… sẽ là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp. “Về lâu dài nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế”.

 

JOB OPPORTUNITIES FOR LOGISTICS SECTOR WORKFORCE

FROM NOW TO 2030

MBA Mai Thi Thuy

Email: thuymaithi@hvct.edu.vn

Abstact

Along with the strong development of science and technology and the trend of globalization, logistics activities spanning from production to consumption increasingly play a particularly important role in the competitive capacity of manufacturing and service industries, and the entire Vietnamese economy.

Vietnam is one of the four Southeast Asian countries with great potential to develop both infrastructure and logistics systems. Logistics operations are closely and increasingly effectively connected, as reflected in delivery times, customs clearance speed, and readiness in delivery, which increasingly require a high-quality, high-skilled workforce to meet a race in logistics in general and logistics for e-commerce systems in particular.

With Vietnam’s potential, according to the forecast results of the Vietnam Logistics Research and Development Institute, by 2030, our logistics sector needs to supplement 2.2 million workforce, as well as demand for about 200,000 high-quality logistics workforce with professional degrees and certificates, professional skills, and foreign language proficiency. The article discusses job opportunities for the logistics sector workforce in the coming time based on the current status of the logistics sector workforce and proposes some solutions for the logistics sector workforce to adapt to the development and deep international cooperation.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ph.D/DBA Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự – Human Resource Management, Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội, 2012. 
  2. Báo cáo dự báo kỹ năng nghề ngành Logistics 2021-2023
  3. Báo cáo nâng cao chỉ số hiệu quả Logistics Việt Nam năm 2023 – Bộ Công Thương – Cục xuất nhập khẩu
  4. Lou De Castro Myles, 2020, Developing Competency-based Learner Guides for Logistics Training 

5.https://giaiphaptinhhoa.com/nhan-luc-la-gi-vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-voi-doanh-nghiep/

6.https://irdm.edu.vn/khai-niem-nguon-nhan-luc-la-gi/

7.https://biquyetquantrisanxuat.com/vai-tro-cua-nguon-nhan-luc-doi-voi-doanh-nghiep.html

8.https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/thuc-trang-va-trien-vong-nganh-dich-vu-logistics-tai-viet-nam.html

9.https://vneconomy.vn/nhan-luc-logistics-cua-viet-nam-vua-thieu-vua-yeu.htm

10.https://giaoduc.net.vn/nganh-logistics-co-hoi-viec-lam-lon-thu-nhap-len-toi-80-100-trieuthang-post240449.gd

11.https://vilas.edu.vn/logistics-la-gi-co-hoi-nghe-nghiep-cua-nganh-logistics.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *